Chương trình OCOP của Thủ đô Hà Nội đã đánh thức tiềm năng và là “cú hích” làm đổi mới tư duy sản xuất, đánh đúng & trúng nhu cầu của người sản xuất cũng như người tiêu dùng, tạo chuyển dịch mạnh mẽ trong xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn.
Điều này có thể thấy rõ nhất tại huyện Ba Vì – một trong những lá cờ đầu phát triển các thương hiệu sản phẩm OCOP.
Trong đó, việc đánh giá và phân hạng các sản phẩm OCOP luôn được thực hiện theo đúng Bộ tiêu chí Quốc gia để đảm bảo các sản phẩm có đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu. Ngày 30/07/2022, Sở NN và PTNT Hà Nội đã trực tiếp làm việc cùng với Ban lãnh đạo Nam Dược Tản Viên Sơn về việc đưa sản phẩm hệ thống chương trình OCOP của Hà Nội.
Đây không chỉ là niềm tự hào mà còn là trách nhiệm để Nam Dược Tản Viên Sơn tiếp tục nghiên cứu, phát triển và mang đến tay khách hàng các sản phẩm có giá trị bản địa với chất lượng tốt nhất.
Chương trình OCOP thủ đô Hà Nội – Điểm tựa nâng tầm cho các sản phẩm mang giá trị bản địa
Công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP được các cấp, ngành chức năng trên địa bàn thủ đô Hà Nội nói chung, cũng như huyện Ba Vì nói riêng quan tâm đẩy mạnh. Để góp phần đưa sản phẩm OCOP của Thủ đô ngày càng phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ ở cả trong và nước ngoài.
Từ đó, đã tạo điều kiện rất lớn cho các doanh nghiệp, đơn vị và hợp tác xã địa phương khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của giá trị bản địa vào các sản phẩm, dịch vụ.
Với sự đồng hành và chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, đặc biệt tại buổi làm việc trực tiếp với Sở NN và PTNT Hà Nội ngày 30/07/2022, Nam Dược Tản Viên Sơn cũng khẳng định mục tiêu hướng tới phát triển sản phẩm với chương OCOP và lựa chọn nâng tầm phát triển cây dược liệu quý tại núi Ba Vì cũng như phục hưng công thức bí truyền nhiều đời của dân tộc Dao Quần Chẹt nơi đây.
Nam Dược Tản Viên Sơn – Nỗ lực nâng tầm dược liệu Việt và nghề thuốc Nam người Dao
Thủ đô Hà Nội là đất nghìn năm văn hiến, hội tụ “bách nhân bách nghệ” với hơn 300 làng nghề truyền thống, trong đó nhiều làng nghề nổi tiếng và được truyền thừa nhiều đời. Trong đó, đặc biệt phải kể đến xã Ba Vì với làng nghề thuốc Nam gia truyền của đồng bào dân tộc Dao Quần Chẹt.
Tuy nhiên, với hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết, khiến cho giá trị của cây dược liệu và các công thức bí quyền không được phát huy hiệu quả.
Trước dòng chảy của thời gian, nghề thuốc Nam của đồng bào dân tộc Dao cũng đứng trước nhiều thách thức lớn, nỗi lo về mai một nghề gia truyền cũng nhiều hơn.
Do đó, lương y Lăng Thị Châm – Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Nam Dược Tản Viên Sơn đã quyết tâm xây dựng một nhà máy Hợp tác xã Nam Dược Tản Viên Sơn với quy mô 5000 m² theo đúng tiêu chuẩn GMP để sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc Nam dược.
Từ đó, mang đến các sản phẩm bảo vệ sức khỏe nhân dân đúng với tiêu chí “Nam dược trị Nam nhân”, “Người Việt dùng hàng Việt”.
Ngày 30/07/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển thông thôn Hà Nội đã họp với Ban lãnh đạo Nam Dược Tản Viên Sơn về việc đưa các sản phẩm của Nam Dược Tản Viên Sơn vào hệ thống chương trình OCOP của thủ đô Hà Nội.
Tại cuộc họp, các thành viên của Sở Nông nghiệp và Phát triển thông thôn Hà Nội đã thăm quan nhà máy, khảo sát chất lượng sản phẩm và đánh giá các tiêu chí liên quan đến sản phẩm OCOP.
Bên cạnh việc tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định pháp luật, Nam Dược Tản Viên Sơn xây dựng các chiến lược dài hạn với mục tiêu tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu uy tín cùng với sản phẩm chất lượng có nguồn gốc thảo dược.
Song song, chúng tôi cũng định hướng mở rộng các kênh phân phối sản phẩm đa dạng, tăng tối đa khả năng tiếp cận với khách hàng trên cả kênh truyền thống và hiện đại.