Làng nghề thuốc Nam truyền thống Yên Sơn – Ba Vì: Những lò nấu cao dược liệu đỏ lửa người Dao mang hương thuốc Nam bay xa 

Nam dược (thuốc nam) là những bài thuốc gia truyền quý giá được lưu truyền trong dân gian từ rất lâu đời. Tri thức dân gian về các loại cây cỏ dùng làm dược liệu là một di sản quý báu. Gắn liền với đó là các làng nghề thuốc Nam truyền thống lâu đời.

Trong đó, làng nghề thuốc Nam truyền thống Yên Sơn – Ba Vì của người Dao Quần Chẹt đã có từ rất nhiều đời với những bài thuốc rất nổi tiếng chữa bệnh cứu người. 

Làng nghề thuốc Nam truyền thống Yên Sơn

Nghề thuốc Nam nhiều đời của dân tộc Dao Quần Chẹt Ba Vì

Người Dao dưới chân núi Tản Viên (núi Ba Vì) từ lâu đã nắm bắt được tri thức quý báu về thảo dược để chữa bệnh, phòng bệnh và bồi bổ cơ thể. Đến nay, người Dao đã dùng đến hơn 507 loại cây cỏ để làm thuốc chữa các loại bệnh về thận, xương khớp, dạ dày, bệnh ngoài da,…

Tri thức này được thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau bồi đắp theo thời gian, cứ thế mà bảo lưu theo dạng kinh nghiệm và tích lũy như bí quyết của dòng tộc. Thế nên từ lâu, nghề thuốc Nam đã trở thành nghề truyền thống của cộng đồng người Dao dưới chân núi Ba Vì, vừa kế thừa tri thức cổ truyền của dân tộc vừa tích lũy bí quyết gia truyền của chính dòng tộc, gia đình.

giá trị y học bản địa người Dao
Hình ảnh: Giá trị y học bản địa người Dao có truyền thống từ nhiều đời

Trong đó, thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì là một làng nghề thuốc Nam truyền thống người Dao rất lâu đời, nổi tiếng với việc chữa bệnh cứu người bằng các phương thức bí truyền thông qua việc sử dụng các cây dược liệu quý. Làng nghề có vị trí địa lý kế bên Vườn Quốc gia Ba Vì với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho hàng trăm loại cây dược liệu quý.

Ở thôn Yên Sơn, các thế hệ con cháu từ sớm đã tiếp nối học nghề từ ông bà, bố mẹ đi trước. Trẻ em trong thôn từ 6 -7 tuổi đã được người thân chỉ bảo về nghề. Bắt đầu từ những việc nhận diện cây thuốc, phụ giúp gia đình phân loại, đóng gói thuốc,… Đến tuổi trưởng thành, thanh niên trai tráng vào rừng tìm cây thuốc, chế biến và bốc thuốc.

Trong các gia đình, ông bà, cha mẹ thường là người hàng ngày lên rừng tìm hái thảo dược. Con cháu được phân công sơ chế như phơi, sao vàng rồi sắc lấy nước làm thuốc. Từ đó dần nhận biết và phân biệt các loại thảo dược, công dụng cũng như cách chế biến. 

Vì thế, bài thuốc cổ người Dao chủ yếu được truyền miệng, được bà, được mẹ “cầm tay chỉ việc” bằng cách đưa con cháu lên trên rừng và dạy bảo từng loại cây, phân biệt theo hình dáng, vân gỗ, lá,… Khi lớn lên, cứ thế mà phát huy các bài thuốc, trồng cây thuốc giúp xóa đói giảm nghèo, gìn giữ nét đẹp văn hóa của ông cha.

Trong kho tàng của người Dao Ba Vì có nhiều bài thuốc bồi bổ, nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh, đặc biệt là cho trẻ nhỏ, người già và phụ nữ sau sinh. Y lý trong y học cổ truyền của đồng bào dân tộc Dao thường gồm 4 bước: trị bệnh – khỏi bệnh – chống tái phát – tiết nọc bệnh.

làng nghề thuốc Nam truyền thống
Hình ảnh: Làng nghề thuốc Nam của dân tộc Dao ở thôn Yên Sơn được UBND TP Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2013

Tháng 12/2013, làng nghề thuốc Nam truyền thống của dân tộc Dao ở thôn Yên Sơn được UBND TP Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống. Đến nay, những bài thuốc gia truyền của người Dao đã được vinh danh là thương hiệu sản phẩm nổi tiếng chất lượng Quốc gia. Tri thức làm thuốc Nam của đồng bào Dân tộc Dao cũng được đưa vào mục di sản văn hóa phi vật thể của Hà Nội cần được ưu tiên bảo vệ.

Hành trình mang hương thuốc Nam người Dao Ba Vì đến gần với công cuộc chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ban đầu, người Dao chỉ biết dùng cây thuốc dưới dạng tươi hoặc khô để sắc lấy nước uống, hoặc nấu nước tắm, sau đó các bài thuốc đã được cải tiến thành nhiều dạng tiện lợi hơn mà vẫn giữ được công dụng của thuốc như: Nấu cao, nghiền thành bột, thuốc nước để nhỏ, thuốc đắp. Ngoài chữa bệnh tại chỗ, các bài thuốc Nam còn theo chân thầy lang rong ruổi khắp các chợ phiên trong vùng, đến cả các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Ðịnh… để bán thuốc chữa bệnh, lan truyền “tiếng thơm” cho làng nghề. 

Để gia tăng giá trị cũng như tạo được các sản phẩm chất lượng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, các Hợp tác xã của đồng bào dân tộc Dao Ba Vì được thành lập đã góp phần thai khác và bảo tồn hiệu quả, bền vững nghề thuốc nói chung và tri thức dân gian về các loại dược liệu của người Dao nói riêng.

Các sản phẩm được xúc tiến thương mại, xuất hiện tại các sự kiện trong nước và quốc tế để mang giá trị đặc trưng bản địa đến với nhiều người hơn nữa. Và trong đó, HTX Nam Dược Tản Viên Sơn chính là ví dụ tiêu biểu cho mô hình phát triển đặc trưng này.

Giữ lửa làng nghề, bảo tồn cây thuốc

Trước dòng chảy của thời gian, nghề thuốc Nam của đồng bào dân tộc cũng đứng trước nhiều thách thức lớn, nỗi lo về mai một nghề gia truyền cũng nhiều hơn. Đó cũng là trách nhiệm của mỗi người con dân tộc Dao Quần Chẹt, của mỗi đơn vị doanh nghiệp địa phương làm sao có thể gìn giữ và phục hưng nghề thuốc Nam bảo tồn những giá trị gia truyền dân tộc mình. Dẫu có thăng trầm, song nghề truyền thống của dân tộc vẫn đứng vững qua hàng chục, thậm chí hàng trăm năm biến động.

Lớp trẻ tiêu biểu trong việc kế thừa và phát triển nghề thuốc Nam

Bảo tồn nguồn dược liệu quý, lưu giữ và phát triển những bài thuốc nam xưa để cứu chữa cho người bệnh chính là gốp phần bảo vệ tinh hoa y học bản địa, cũng là góp phần làm cho thuốc nam đồng hành với sự phát triển của y học đất nước.  Đó không chỉ là mong muốn của thế hệ cha ông đi trước, mà còn là sứ mệnh của thế hệ đi sau. 

lương y Lăng Thị Châm
Hình ảnh: Lương y Lăng Thị Châm – Thế hệ tiếp nối tiêu biểu đưa gìn giữ và bảo tồn nghề thuốc Nam của dân tộc Dao Ba Vì

Điển hình như Lương y Lăng Thị Châm – người đã gắn bó với từng cái cây, ngọn cỏ dưới chân núi Ba Vì từ khi còn nhỏ, tình yêu với những công thức gia truyền, với từng cây dược liệu đã lớn dần trong chị. Từ những “cái đã có” là nghề gia truyền ông cha đã để lại.

Song để có thể phù hợp với sự phát triển của xã hội mới thì chỉ gìn giữ nghề gia truyền thôi là chưa đủ, mà còn đòi hỏi ở những thế hệ đi sau phải học hỏi cái mới để đáp ứng được dòng chảy của thời đại. Bên cạnh kế thừa công thức gia truyền của dòng họ mình, lương y Lăng Thị Châm cũng đã tiếp tục trau dồi mở rộng kiến thức khi tham dự các lớp đào tạo chuyên sâu về y học cổ truyền.

Định hướng mô hình HTX phát triển nghề thuốc Nam với nhà máy công nghệ hiện đại

Tại thôn Yên Sơn và xã Ba Vì, nhiều mô hình Hợp tác xã đã được thành lập, góp phần thay đổi phương thức làm ăn, chuyển hướng kinh doanh tập thể, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo nhiều việc làm cho thanh niên nông thôn ngay tại địa phương. Các hộ dân trong khu vực cũng liên kết với các HTX để trồng các cây dược liệu vừa để bảo tồn các loại cây dược liệu quý đang bị mai một, vừa để tạo sinh kế mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho đồng bào.  

Trong bối cảnh hiện nay, HTX thuốc Nam được tổ chức hoạt động theo luật HTX chuẩn hóa các bài thuốc gia truyền dựa trên dây chuyền hiện đại chắc chắn sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. 

nhá máy đạt tiêu chuẩn GMP
Hình ảnh: Nhà máy Nam Dược Tản Viên Sơn đạt tiêu chuẩn GMP đầu tiên và duy nhất tại Ba Vì hiện nay

Việc đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn GMP của HTX Nam Dược Tản Viên Sơn do Lương y Lăng Thị Châm thành lập là cách làm hiệu quả để các HTX có thể cải tiến duy trì sản xuất tạo ra sản phẩm Nam dược chất lượng của người Dao Ba Vì. 

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cả trong nước và quốc tế

Một thực trạng phổ biến hiện nay của rất nhiều làng nghề thuốc Nam truyền thống đó chính là có sản phẩm chất lượng, an toàn, hiệu quả nhưng hoạt động thương mại, xúc tiến chưa được chú trọng đầu tư khiến cho tiềm năng của sản phẩm chưa được khai thác hiệu quả. Trong đó, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) chính là cơ hội để các đơn vị có thể khẳng định uy tín của sản phẩm địa phương cũng như tạo điều kiện quảng bá đến nhiều khách hàng hơn nữa.

sản phẩm OCOP 4 sao Thủ đô 2022
Hình ảnh: Lương y Lăng Thị Châm vinh dự nhận giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao Thủ đô 2022

Đối với HTX Nam Dược Tản Viên Sơn, để khẳng định được vị thế sản phẩm dược liệu mang giá trị y học bản địa đến với nhiều người hơn nữa, HTX đã tham gia dự thi sản phẩm OCOP thủ đô và đều đạt 4 sao với 5 sản phẩm: Trà Bổ Thận Tản Viên Sơn, Bổ Phế Tản Viên Sơn, Cao dưỡng khớp Tản Viên Sơn, Nước rửa vùng kín An Nữ Nhi, Dầu Gội Dược Liệu An Nữ Nhi. 

Trên hành trình phục hưng nền Nam dược, mang tên tuổi làng nghề thuốc Nam truyền thống Ba Vì đi xa hơn, Nam Dược Tản Viên Sơn sẽ tiếp tục mở ra các cơ hội hợp tác với các đơn vị, doanh nghiệp quốc tế để mang tinh hoa dược liệu Việt ra thị trường nước ngoài.

sản phẩm thuốc Nam trên thị trường quốc tế
Hình ảnh: Nam Dược Tản Viên Sơn tiên phong mang thương hiệu của làng nghề thuốc Nam đến với thị trường quốc tế

Với sứ mệnh “Tiên phong sứ mệnh màu xanh”, Nam Dược Tản Viên Sơn luôn định hướng làm thế nào có thể bảo tồn và phát triển làng nghề thuốc Nam truyền thống người Dao Ba Vì.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *